Ly Hôn Đơn Phương: Quy Trình, Thủ Tục và Hỗ Trợ Từ Văn Phòng Luật Sư Số 1
Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về ly hôn đơn phương, bao gồm quy trình, thủ tục cần thực hiện và các quy định pháp lý liên quan. Đặc biệt, Văn Phòng Luật Sư Số 1 sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị hồ sơ và giải quyết vụ án một cách hiệu quả nhất.
Ly hôn đơn phương là một trong những hình thức ly hôn phổ biến hiện nay, trong đó chỉ có một bên vợ hoặc chồng gửi yêu cầu đến Tòa án để chấm dứt quan hệ hôn nhân. Việc tìm hiểu về ly hôn đơn phương là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và nhiều cặp đôi gặp phải những vấn đề không thể hòa giải. Hiểu rõ quy trình và các quy định liên quan sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho việc này.
Vậy thì Ai là người có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương?
"Thủ tục ly hôn đơn phương: Bước đi cần thiết để chấm dứt mối quan hệ"
Khác với ly hôn thuận tình có sự đồng thuận giữa 2 bên vợ và chồng, Ly hôn đơn phương chỉ xuất phát từ việc một trong hai bên yêu cầu ly hôn.
Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014, đối tượng được yêu cầu ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên) là:
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Đồng thời căn cứ vào quy định tại Điều 56 Luật HN&GĐ, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết cho ly hôn trong trường hợp có đủ bằng chứng và căn cứ về việc cuộc hôn nhân của hai vợ chồng rơi vào bế tắc, không thể kéo dài hay không đạt được các mục đích chung. Các lý do phát sinh có thể bao gồm:
- Có hành vi bạo lực gia đình (được quy định trong khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
- Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 51 Luật HN&GĐ nhấn mạnh:
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Ngoài ra, Trong một số tình huống nhất định, người thân thích của vợ hoặc chồng cũng có thể đứng ra yêu cầu ly hôn khi bên kia không đủ khả năng thực hiện.
Thủ tục ly hôn đơn phương bao gồm mấy bước?
Thủ tục ly hôn đơn phương thường được thực hiện qua bốn bước chính. Dưới đây là chi tiết từng bước để bạn có thể nắm rõ quy trình và chuẩn bị tốt nhất cho việc này.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương
Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng. Bạn cần đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết để tránh mất thời gian trong quá trình xử lý hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin ly hôn được ban hàng theo mẫu: Đây là tài liệu chính thức mà bạn gửi đến Tòa án, trong đó nêu rõ lý do và nguyện vọng của bạn về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân.
- Bản sao giấy tờ tùy thân: Bao gồm chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cả hai bên, giúp xác minh danh tính.
- Giấy khai sinh của con (nếu có): Nếu hai vợ chồng có con chung, giấy khai sinh sẽ được yêu cầu để xác định quyền nuôi con.
- Tài liệu chứng minh tài sản chung (nếu có): Nếu hai bên có tài sản chung, các tài liệu liên quan cũng cần được cung cấp để giải quyết vấn đề phân chia tài sản.
Người yêu cầu ly hôn đơn phương phải chuẩn bị các loại giấy tờ đã nêu ở trên. Ngoài ra, nếu có chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ… thì cũng phải cung cấp cho Tòa án. Đây là bằng chứng quan trọng có lợi có thể ảnh hưởng đến kết quả sau cùng cho người yêu cầu ly hôn
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết thì người yêu cầu nộp tại Tòa án có thẩm quyền đã nêu ở trên.
Bước 2: Nộp đơn ly hôn đơn phương tại Tòa án có thẩm quyền
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Việc nộp đơn đúng nơi sẽ giúp quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng hơn. Lưu ý rằng bạn nên giữ một bản sao của đơn đã nộp cùng với biên lai xác nhận từ Tòa án.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Tuy nhiên, nếu những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Căn cứ Điều 37 BLTTDS).
Bước 3: Xem xét giải quyết ly hôn đơn phương
Sau khi nhận được hồ sơ, Tòa án sẽ tiến hành xem xét và giải quyết yêu cầu ly hôn của nguyên đơn. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ thông báo cho bên còn lại về yêu cầu ly hôn và tổ chức phiên hòa giải nếu cần thiết. Nếu hòa giải không thành công, vụ án sẽ được đưa ra xét xử công khai. Cụ thể như sau:
Thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện như thủ tục của một vụ án dân sự. Do đó, theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời gian ly hôn đơn phương phải trải qua các giai đoạn: Chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa…
Thời gian thông thường cho giải quyết 1 vụ án ly hôn đơn phương thường ít nhất 4 tháng. Tuy nhiên, trong thực tế thường phát sinh nhiều vấn đề mất khả kháng, cũng như độ phức tạp của hồ sơ và các tình tiết xung quanh... nên thời gian có thể kéo dài hơn.
- Sau khi nhận được hồ sơ và đơn xin ly hôn đơn phương từ phía nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.
- Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ và tòa án ra quyết định thụ lý, Phía nguyên đơn sẽ nhận được thông báo về đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí (Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
- Hòa giải tại Tòa: là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.
Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.
Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…
Để việc ly hôn đơn phương được giải quyết nhanh chóng, bạn hãy gọi đến tổng đài miễn phí 0936303848 của Văn phòng luật sư số 1 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ
Bước 4: Nộp án phí ly hôn đơn phương
Cuối cùng, bạn sẽ phải nộp án phí theo quy định của pháp luật. Mức án phí này thường phụ thuộc vào giá trị tài sản tranh chấp hoặc tình huống cụ thể trong vụ việc của bạn. Bạn nên tìm hiểu kỹ về mức phí này để chuẩn bị ngân sách phù hợp.
Trong vụ án ly hôn đơn phương, bên cạnh việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng, thông thường hai bên sẽ yêu cầu giải quyết vấn đề tài sản chung. Mức phí sẽ tùy thuộc vào việc tài sản có được phân chia hay không và giá trị của khối tài sản, cụ thể"
Theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, nếu một vụ ly hôn không có giá ngạch thì mức án phí là 300.000 đồng.
Ngược lại, nếu vụ án ly hôn có giá ngạch thì căn cứ vào giá trị của tài sản được phân chia, án phí ly hôn sẽ từ 300.000 đồng trở lên. Trong đó, cao nhất với tài sản trên 04 tỷ đồng thì án phí là 112 triệu đồng cộng với 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng.
Lời kết
Ly hôn đơn phương phức tạp hơn rất nhiều so với trường hợp ly hôn thuận tình, do đây chỉ là mong muốn của một bên.
Để có thể giải quyết thủ tục một cách nhanh chóng, đồng thời có thể chấm dứt những mệt mỏi, căng thẳng không đáng có sau những lần “đưa nhau ra tòa” thì sự hỗ trợ, tư vấn của các luật sư, chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này là điều mà vợ hoặc chồng có thể tìm đến.
Hãy để Văn phòng Luật sư số 1 đồng hành cùng bạn trong quá trình khó khăn đó. Bằng kiến thức, sự uy tín cùng kinh nghiệm chuyên sâu và sự thấu hiểu nổi lòng của người vợ hoặc chồng, các luật sư, chuyên gia pháp lý thuộc Văn phòng Luật sư số 1 sẽ giúp bạn:
- Giải đáp về hồ sơ, các giấy tờ cần thiết để ly hôn đơn phương;
- Giải đáp về án phí ly hôn đơn phương;
- Giải đáp về quy trình, thời gian thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương;
- Giải đáp về nơi có thẩm quyền giải quyết đối với hồ sơ ly hôn đơn phương...
Hy vọng những thông tin chi tiết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục ly hôn đơn phương và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình này. Nếu bạn cần thêm sự hỗ trợ hay tư vấn pháp lý chuyên sâu, Văn Phòng luật sư số 1 luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong giai đoạn khó khăn này!
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI.
- Tại Khu vực miền Trung và miền Bắc:
Địa chỉ: Số 44B Đường Ngư Hải, Phường Lê Mao, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Hotline: 091.234.1585)
- Tại Khu vực miền Nam
Địa chỉ: Số 28 Lê Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (Hotline: 0936.303.848)
Xem thêm